XỬ LÝ NHIỆT

Xử lý nhiệt mối hàn được chia làm 2 phần: Gia nhiệt trước hàn (Pre-heat) và xử lý nhiệt sau hàn (Post weld heat treatment – PWHT)

I. Gia nhiệt trước khi hàn là quá trình nung nóng kim loại cơ bản (Bao gồm toàn bộ hoặc một phần vùng kim loại cơ bản). Quá trình này được duy trì trước, trong khi hàn. Đối với một số loại thép đặc biệt thì ngay sau khi hàn xong cần xử lý nhiệt ở mức 300oC nhằm khuếch tán Hydro để tránh việc nứt nuội xảy ra.

Tại sao phải gia nhiệt (Xử lý nhiệt) trước khi hàn lại quan trọng như vậy?
Có 4 lý do phải áp dụng gia nhiệt trước khi hàn:
1) Giảm nhiệt độ chênh lệch giữa mối hàn và kim loại cơ bản nhằm cải thiện mối hàn và hạn chế nứt xảy ra.
2) Tốc độ nguội chậm lại làm cho Hydro có thời gian để khuếch tán ra ngoài và không gây nứt.
3) Giảm ứng suất co ngót giữa kim loại hàn và kim loại cơ bản tiếp giáp, trong đó đặt biệt quan trọng với các kim loại có cơ tính cao.
4) Giảm hiện tượng nứt giòn trong khi hàn.
Ngoài ra gia nhiệt trước khi hàn có thể sử dụng để đảm bảo tính chất cơ học cụ thể, chẳng hạn như độ dẻo dai.
Để gia nhiệt có 2 phương pháp cơ bản: Dùng mỏ khò gas và sử dụng máy xử lý nhiệt.
Thông thường, những chi tiết nhỏ và mỏng có thể dùng mỏ khò gas để gia nhiệt. Mỏ khò gas có ưu điểm là rất tiện dụng, rút ngắn thời gian gia nhiệt, tiết kiệm chi phí. Nhưng khi những chi tiết và chiều dày lớn lại không thể đảm bảo cung cấp đủ nhiệt. Vì vậy sử dụng máy xử lý nhiệt lúc này là rất cần thiết. Nhằm đảm bảo nhiệt độ và duy trì trong suốt quá trình hàn.

II. Xử lý nhiệt sau hàn.
Xử lý nhiệt sau hàn cũng được chia làm 2 phương pháp: Phương pháp nhiệt điện trở (Sử dụng máy xử lý nhiệt) và đốt Gas hoặc dầu (Sử dụng đầu đốt)


Tại sao phải xử lý nhiệt sau khi hàn
– Loại bỏ ứng suất dư trong quá trình hàn. Ứng suất dư có thể gây ra hiện tượng giòn dễ gẫy, hiện tượng cong, biến dạng do mối hàn gây ra.
-Đối với thép thường hóa hoặc thép tôi, xử lý nhiệt sau khi hàn giúp cân bằng cơ tính các vùng khác nhau của liên kết (Vùng hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt). Pwht sau khi hàn giúp đảm bảo liên kết hàn ở đây là tương đương với độ bền của kim loại cơ bản, cũng như đáp ứng các giá trị nhất định về độ dai va đập.
-Đối với cấu trúc hạt thô trong thép xuất hiện trong các quá trình như hàn điện xỉ có thể sẽ cần phải thường hóa sau khi hàn, quá trình pwht sau khi hàn sẽ giúp làm mịn cấu trúc hạt và các vùng biến cứng do ảnh hưởng nhiệt.
-Đối với một số hợp kim cứng như là hợp kim của nhôm sau khi hàn phương pháp pwht sau khi hàn (ủ đồng nhất hóa tổ chức và hóa già) giúp khôi phục lại các đặc tính của kim loại như trước khi được hàn.
– Sử dụng trong các ngành công nghiệp như đóng tàu, xây dựng  và bảo trì nhà máy nhiệt điện, xây lắp chế tạo thiết bị trong nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy thủy điện, xi măng hoặc các nhà máy sản xuất có lò hơi….